Ngụy biện tổng thể (Fallacy of Composition) là gì ? ‘Bất động sản hạ giá’ có phải là sản phẩm không tốt ?

Ngụy biện tổng thể (Fallacy of Composition) là gì ?
Ngụy biện tổng thể (Fallacy of Composition) nói nôm na là “vơ đũa cả nắm”, “suy bụng ta ra bụng người“, “khái quát hóa một cách vội vã” – xảy ra khi 1 người áp đặt kết quả của 1 cá nhân cho tất cả mọi người và khẳng định điều đó đúng.

Nói cách khác, một kết quả có thể đúng với mình, nhưng chưa chắc đúng cho cả nhóm. (What is true for the individual is not necessarily true for the group)

Ví dụ:
Tháng này bạn được tăng lương gấp đôi, và hứng chí đi mua sắm “gấp đôi” so với trước.
Giả sử đồng nghiệp của bạn cũng được tăng lương gấp đôi. Liệu họ có chi tiêu gấp đôi so với trước hay không ?

Bạn sẽ mắc phải ngụy biện tổng thể nếu khẳng định rằng: toàn bộ đồng nghiệp của bạn cũng sẽ chi tiêu gấp đôi giống như bạn đã làm.

‘Bất động sản hạ giá’ có phải là những sản phẩm không tốt ?

Tin tức: “Đến nay, nhiều người vẫn chưa quên vụ sập nhà làm chết hai học sinh hồi đầu tháng 11.2011 ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. “Nguyên nhân cũng là do nhà xây kém chất lượng. Nếu nhà được xây tốt thì việc nổ bình gas ở tầng một không thể làm đổ sập căn nhà được” – ông Lê Văn Thịnh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định, nhận xét.” (Pháp luật TPHCM)

Nếu dựa vào thông tin này để kết luận “Bất động sản hạ giá là sản phẩm chất lượng thấp” là quá vội vã. Đối với những sản phẩm tốt thì việc hạ giá thực sự là đau lòng. Nguyên nhân hạ giá có thể là do:

  • Chất lượng cơ sở hạ tầng
  • Pháp lý hạ giá
  • Địa lý
  • Dính vào quy hoạch hạ giá
  • Áp lực trả nợ ngân hàng

Như vậy, cần hiểu rõ lý do hạ giá chứ không thể “vơ đũa cả nắm” để nói rằng các sản phẩm hạ giá là sản phẩm kém chất lượng. Cũng có thể thay từ ngữ “hạ giá” bằng những từ “ưu đãi”, “chiết khấu”,… để người tiếp nhận thông tin không hiểu lầm.

Nhớ Download Tài Liệu Chứng Khoán về đọc thêm