VND rẻ sẽ mang lại những lợi ích sau:
Cải thiện cán cân thương mại. Thâm hụt thương mại hàng hóa 2010 lên tới 12.4 tỷ USD, bằng 17.3% kim ngạch xuất khẩu. Cán cân thương mại của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá:
- Đồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi hơn khi hàng hóa được xuất khẩu với giá rẻ hơn, năng lực cạnh tranh được cải thiện.
- Trong khi đó, USD đắt hơn sẽ khiến giá trị quy đổi ra VND cao, kéo theo giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn trước. Chính vì vậy, nhập khẩu sẽ giảm đi và cán cân thương mại được cải thiện.
- Đây còn là phương án khuyến khích người dân trong nước ủng hộ hàng Việt Nam, và hạn chế sử dụng hàng ngoại nhập.
Mặt trái của việc tăng tỷ giá USD/VND:
Lạm phát:
Việt Nam là một nước nhập siêu, trong đó hàng hóa cần phải nhập khẩu bao gồm nguyên vật liệu đầu vào, máy móc phục vụ sản xuất… và đặc biệt là xăng dầu. Phá giá tiền đồng làm cho giá các mặt hàng nhập khẩu này đắt hơn, khiến chi phí sản xuất cũng như giá đầu ra của thành phẩm bị đẩy lên cao. Hậu quả là lạm phát tăng cao chóng mặt.
Nhìn chung rủi ro tỷ giá sau khi hạ giá VND thể hiện ở chỗ: các khoản nợ nước ngoài (tính bằng USD) của Việt Nam nếu chuyển sang tính bằng VND sẽ thấy nợ phải trả bất ngờ tăng thêm 9.3% – một khoản tiền không hề nhỏ. Ngược lại, dự trữ ngoại tệ (USD) của Việt Nam khi quy đổi sang VND cũng tăng thêm 9.3%, nhưng giá trị tăng thêm này không đáng kể so với nợ phải thanh toán.
Tháng 6.2011, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã được bổ sung thêm 0,9 tỷ USD, lên mức 13,5 tỷ USD.
Tổng số dư nợ nước ngoài của Việt Nam tính đến ngày 31-12-2010 ở mức 835 nghìn tỉ đồng (tương đương 41 tỷ USD), bằng 42,2% GDP năm 2010 và dự báo sẽ ở mức 44,5% GDP năm 2011. (Nguồn: Bộ Tài chính)
http://vef.vn/2011-02-11-dieu-chinh-ty-gia-usd-loi-hay-hai-