Tổng quan về Quỹ thị trường tiền tệ MMF (Money Market Fund)

Quỹ thị trường tiền tệ MMF (Money Market Fund) là quỹ đầu tư thị trường vốn ngắn hạn, mà bản chất là quỹ đầu tư tín thác (quỹ mở) tập trung vào các sản phẩm trái phiếu ngắn hạn với các đặc điểm an toàn, lãi suất cao, thanh khoản cao.
quy-thi-truong-tien-te-mmf

CFOViet.com :: MMF được phát triển bởi Merrill Lynch (Mỹ) vào năm 1971. Đây là một sản phẩm tài chính hấp dẫn đối với nhà đầu tư và đặc biệt là các công ty, vì khách hàng có thể:

  • Tự do rút tiền ra bất cứ lúc nào (đặc trưng của quỹ mở)
  • Vẫn được hưởng mức lãi suất cố định (đặc trưng của ngân hàng)
Thông thường, ngân hàng và các dịch vụ tài chính chỉ cho phép gửi tiền và nhận lãi suất cố định nhưng không được phép rút ra giữa chừng. Tuy nhiên MMF kết hợp được cả 2 đặc điểm trên của quỹ mở và ngân hàng, vì vậy được đánh giá là linh hoạt hơn nhiều.
Nói cách khác, khách hàng dùng MMF thay thế cho ngân hàng, để gửi tiền nhàn rỗi và rút ra bất cứ lúc nào mà vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi.
Vài đặc điểm nổi bật của quỹ thị trường tiện tệ MMF:
  • Nơi giao dịch: Công ty chứng khoán, Công ty đầu tư tín thác, Ngân hàng, Công ty bảo hiểm
  • Kỳ hạn: Tối thiểu 30 ngày, cho phép gửi vô kỳ hạn
  • Đơn vị: thấp nhất có thể (tại Nhật Bản chỉ là 1 yên / 1 đơn vị)
  • Trả lãi: được quyết toán và trả lãi hằng ngày, đến cuối tháng thống kê lãi và dùng lãi đó để tiếp tục đầu tư
  • Rút tiền: Bất cứ lúc nào (tại Nhật, nếu rút trước 30 ngày quy định, thì bị khấu trừ 0.1%)
MMF tập trung đầu tư vào các sản phẩm tài chính ngắn hạn với lãi suất cao như chứng chỉ tiền gửi (CDs), thương phiếu (CPs) hay các khoản nợ không kỳ hạn, với tính thanh khoản cao và rất ít rủi ro. Rủi ro ở đây có thể là lạm phát vượt ngưỡng lợi nhuận sinh ra từ lãi suất.
Ngoài ra, với khoản tiền dồi dào huy động từ nhà đầu tư, một số MMF cũng cung cấp dịch vụ cho vay ngắn hạn từ 15 ngày đến 3-6 tháng, với lãi suất thấp hơn bình thường, nhằm giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí như trả lương nhân viên, mua nguyên liệu sản xuất,… Các công ty lớn như General Motors, General Electric với số nhân viên hơn 300.000 người, thường vay ngắn hạn qua hệ thống MMF để trả lương nhân viên. (CFOViet.com)
Nhìn lại quá khứ: Quỹ Reserve Primary Fund thua lỗ
Vào năm 2008, sau khi Lehman Brothers xin bảo hộ phá sản, quỹ thị trường tiền tệ Reserve Primary Fund, từng đầu tư lớn vào các khoản nợ của Lehman, đã gần như lâm vào tình trạng phá sản (broke the buck) với giá trị tài sản chỉ còn 97 cent đối với mỗi đồng USD đầu tư. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 14 năm qua của ngành công nghiệp đầu tư tiền tệ xảy ra tình trạng này. (LaoDong)

Và hiện tại: Quỹ MMF của Mỹ nắm giữ 1.000 tỉ USD nợ châu Âu và rủi ro hệ thống
3 ngân hàng lớn của châu Âu đã bị Moody’s đe dọa sẽ hạ bậc tín nhiệm nợ là BNP Paribas SA, Credit Agricole và Societe Generale đã huy động được nguồn vốn rất lớn bằng cách bán nợ cho 10 quỹ MMF lớn nhất của Mỹ.
Khi Hy Lạp đứng trước nguy cơ vỡ nợ, Mỹ lo ngại sẽ nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính do mức độ dính líu của các quỹ MMF đối với nợ châu Âu. (CFOViet.com)
Tham khảo thêm:
http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2008/10/commercial-papers.html
http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=9093
http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_zoom_detail.htm?No=4819&id=zoom
Thuật ngữ tài chính:
Quỹ thị trường tiền tệ MMF = Money Market Fund

Nhớ Download Tài Liệu Chứng Khoán về đọc thêm