![[Image]](https://2.bp.blogspot.com/-aOwhWIYg-eY/TmDjpr4pbsI/AAAAAAAAASU/VjyxPQNlxP8/s640/no-chau-au.jpg)
Image Source: Guim.co.uk
![[Image]](https://3.bp.blogspot.com/-h-WATY0zoAk/TjiUBgmXyMI/AAAAAAAAAOM/_3NOJfTUcPo/s200/Right.png)
Đến thời điểm 2010, so với nợ công của Mỹ là 90.4% GDP, Nhật Bản là 197% GDP (cao nhất thế giới), thì của khối liên minh Châu Âu (EU) là 80.3%, trong đó có những quốc gia mang nợ khủng như Hy Lạp (123% GDP), Italy (127% GDP) và Islande (142% GDP).
Tình hình các quốc gia đầu tàu của khu vực Eurozone:
Đức: Nền kinh tế lớn nhất Eurozone này đã gần như đình trệ trong quý khi chỉ tăng trưởng 0,1% khiến cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu không mấy khả quan. Tổng nợ công của Đức là 2000 tỷ Euro, chiếm 82%GDP.Pháp : Nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực Eurozone, nhưng tốc độ tăng trưởng trong quý 2 là 0%. Nợ Pháp dự kiến sẽ đạt mức 85,3% GDP năm nay. Đây là con số cao nhất trong số những quốc gia châu Âu có hạng mức tín nhiệm AAA.Mặc dù Pháp có nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như LVMH Moët Hennessey Louis Vuitton, L’Oréal, Renault và Danone, nhưng nền kinh tế lại tăng trưởng chậm so với mức dự báo. Thất nghiệp đang ở mức khoảng 9%. Ngày 10.8, cổ phiếu của ngân hàng Pháp như Société Générale, BNP Paribas sụt giảm mạnh do lo ngại Pháp sẽ bị hạ mức tín nhiệm AAA. Lý do là các ngân hàng này nắm giữ rất nhiều trái phiếu của Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và một lượng trái phiếu khổng lồ của Pháp.
![[Image]](https://1.bp.blogspot.com/-9cjWU0bf4RY/TmG7HTVW5OI/AAAAAAAAASc/AQtO0hjs4d4/s640/tangtruong-kinhte-chauau.jpg)
Tăng trưởng kinh tế quý I/2010 tại châu Âu. (Source: BBC)
Động thái đối phó của Châu Âu
Các chính phủ của 27 quốc gia châu Âu trong đó có 17 nước sử dụng chung đồng Euro đã dồn sức để tháo gỡ vướng mắc này, bằng cách thành lập Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), tuy nhiên lại hoạt động không hiệu quả như mong đợi. Hiện tại chỉ còn biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB để ngăn chặn sự sụp đổ thị trường trái phiếu. ECB đã giúp tăng thanh khoản và mua nợ cho Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha.
Châu Âu đã tạo điều kiện để các chủ sở hữu trái phiếu tham gia gói cứu trợ Hy Lạp, nhưng sự sắp xếp đã mang lại lợi ích cho các ngân hàng nhiều hơn đối tượng cần cứu trợ là Hy Lạp.
Mới đây các nước Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ đã cấm bán khống (Short Sales) cổ phiếu, nhằm ngăn chặn một cuộc đổ vỡ dây chuyền theo hiệu ứng Domino tương tự kịch bản năm 2008. (CFOViet.com)

Nguyên nhân khủng hoảng nợ : Nhìn từ quá khứ
Mỗi khi nền kinh tế suy thoái thì nợ công bắt đầu tăng vọt. Và mỗi khi có bầu cử, nợ công cũng leo thang. Lý do là chính phủ không nhìn nhận và tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công, mà chỉ chú tâm vào những giải pháp nhất thời, miễn sao qua được kỳ bầu cử là được rồi.
- Năm 1973: Các nước OPEC ngừng xuất dầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria (gồm Mỹ, Nhật, Tây Âu), tạo nên cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy kinh tế Âu Mỹ đã chìm vào suy thoái. Đó cũng là lúc Âu Mỹ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển hướng từ sản xuất công nghệ sang tài chính dịch vụ, và nhường lĩnh vực phát triển công nghiệp cho những nước châu Á mới nổi.
- Năm 1990: Ngành tài chính dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhưng hầu hết đều dựa trên kẽ hở của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính làm thổi phồng những “bong bóng tài sản”, tạo ra viễn cảnh giàu có “ảo” cho nền kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên, phải sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ. Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chất, và tiếp theo là cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu. Chính phủ đành vay tiền để mua thời gian, cầm chừng qua cơn hấp hối.
- Năm 2008: Thế giới lại khủng hoảng, và chính phủ các nước lại tiếp tục áp dụng kế sách cũ: huy động tiền để hỗ trợ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Trong khi đó, trái phiếu của các lần phát hành trước đó đã đến hạn phải trả cả vốn lẫn lãi, khiến cho gánh nặng nợ nần tích tụ suốt mấy chục năm qua tiếp tục chồng chất.

Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình kinh tế thiên về tài chính dịch vụ, nhưng các chính phủ vẫn “ngựa quen đường cũ” với nền kinh tế ảo, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang sắp chết đuối. (CFOViet.com)
![[Image]](https://3.bp.blogspot.com/-h-WATY0zoAk/TjiUBgmXyMI/AAAAAAAAAOM/_3NOJfTUcPo/s200/Right.png)
![[Image]](https://3.bp.blogspot.com/-6a4HboSGS8Q/TmDkJBiYjHI/AAAAAAAAASY/GcA1VLuYkns/s1600/khunghoang-chauau.jpg)
Vai trò của nước Đức
Khủng hoảng nợ châu Âu, Euro-Zone Debt Default Risk Crisis