Bảng cân đối kế toán của Tập đoàn Ma San – Masan Group (MSN) 2011 (đã kiểm toán)

[Image]

CFOViet.com đã “thổi hồn” vào Bảng cân đối kế toán của Tập đoàn Ma San – Masan Group (MSN) để giúp các bạn có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính của Tập đoàn này.

Giới thiệu về Công ty cổ phần Tập đoàn Ma San:
  • Các sản phẩm quen thuộc đối với người Việt như: nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin-Su , Tam Thái Tử (chiếm hơn 75% thị phần), Mỳ ăn liền Omachi, Tiến Vua (gần 20% thị phần) ,.. đều do “ông vua nước chấm” Ma San sản xuất.
  • Năm 2011: Thâu tóm Công ty Vinacafé Biên Hòa (VCF)
  • Gồm 3 công thành viên: ngân hàng Techcombank, Masan Consumer (sản xuất mì ăn liền, nước mắm nước tương, cà phê hòa tan (Vinacafe Biên Hòa)), Masan Resources (Khai thác khoáng sản tại mỏ đa kim Núi Pháo – Thái Nguyên)
  • Là công ty con của CTCP Masan (Masan Corporation).
[Image]
Ảnh: TTVN

Quay trở lại với Bảng Cân đối kế toán của Ma San, dựa theo số liệu Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 (đã kiểm toán)
Tổng tài sản tăng từ 21 nghìn tỷ đồng (2010) lên gần 34 nghìn tỷ đồng (2011), chủ yếu là do:

  • Tăng lượng tiền mặt (Cash and cash equivalents): nhờ thu lãi từ hoạt động kinh doanh và đặc biệt thu hút được lượng vốn rất lớn từ nhà đầu tư nước ngoài (Masan Consumer (MSC) thu được 159 triệu USD sau khi bán cổ phần cho KKR và Masan Resources thu được 100 triệu USD từ Mount Kellett,…).
  • Tăng tài sản cố định (Fixed assets): tài sản cố định vô hình (Intangible fixed assets, gồm: Quyền sử dụng đất, Phần mềm, Nhãn hiệu, Quan hệ khách hàng) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Construction in progress) tăng (CFOViet.com)
[Image]

Đến cuối năm 2011, Masan Group vay nợ hơn 12 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, công ty cũng có nguồn tài sản ngắn hạn (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn,…) lên đến 12,5 nghìn tỷ đồng.

Trong 3 năm gần đây, Masan Group (MSN) đã huy động được hơn 1 tỷ USD (gồm vốn vay và vốn cổ phần), một kỷ lục đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Tỷ lệ Vốn cổ đông(Vốn tự có ) (Equity/Asset Ratio) giảm từ 50,3% (năm 2010) xuống còn 47,3% trong năm 2011.

[Image]
  • Tháng 11.2008, BankInvest mua 8% cổ phần của Masan Consumer).
  • Tháng 4.2009, quỹ Vietnam Azalea Fund thuộc Mekong Capital rót thêm 9 triệu USD.
    Cuối năm 2009, BankInvest, TPG (Texas Pacific Group) và House Foods rót thêm 90 triệu USD.
  • Năm 2010, Mount Kellet góp 100 triệu USD để mua 20% cổ phần của Masan Resources và Richard Chandler Corporation góp 50 triệu USD vào công ty mẹ Masan Group.
    Còn lại là các khoản chuển đổi: 10 triệu USD từ IFC và 30 triệu USD từ Goldman Sachs.
  • Năm 2011, huy động được 113 triệu từ Ngân hàng phát triển VDB và 90 triệu USD từ Vietcombank. KKR đã bỏ ra 159 triệu USD để mua 10% cổ phần của Masan Consumer, tức định giá Masan Consumer ở mức gần 1,6 tỷ USD.
  • Cuối năm 2011, vay 108 triệu USD từ JP Morgan
  • Tháng 3.2012, thêm 235 triệu USD từ Standard Chartered (80 triệu USD để phục vụ cho Dự án Núi Pháo), Mount Kellet và Richard Chandler Corporation.

Giải thích thêm về mối quan hệ giữa Tài sản – Nợ – Nguồn vốn:
Nguyên tắc: tổng giá trị hai cột phải bằng nhau, nghĩa là :
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu + Lợi ích cổ đông thiểu số

[Image]

Lợi ích cổ đông thiểu số (Minority Interests) đã tăng từ 1,5 nghìn tỷ lên 5,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2011.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt Equity Ratio) = 0.76 < 1, phản ánh tình trạng sức khỏe doanh nghiệp là tốt.

Nếu muốn học thêm về Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp,
bạn có thể tham gia khóa học của Akira Lê tại đây:

Nhớ Download Tài Liệu Chứng Khoán về đọc thêm