Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition) là gì ?

thi-truong-canh-tranh-hoan-hao-la-gi

Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition) là gì ?
Là sự cạnh tranh trong một thị trường ít độc quyền, với các đặc điểm:

  1. Độc lập : Gồm nhiều hãng độc lập với nhau (Independent firms)
  2. Ngang tầm : Các hãng ngang tầm với nhau và không đủ lớn để có thể thao túng giá thị trường (Each firm is small relative to the whole market)
  3. Sản phẩm đồng dạng: : Các sản phẩm tương đồng với nhau (Homogeneous products)
  4. Tự do ra vào : Tự do tham gia mua bán hoặc rút khỏi thị trường.mà không gặp bất cứ rào cản nào (There are no barriers to entry or exit) (CFOViet.com)

Thị trường này bao gồm các chủ thể: Price maker (người quyết định giá) và Price-taker (người chấp nhận giá). Nếu quyết định giá hàng quá ca so với mặt bằng chung thì sẽ mất khách, vì vậy phải chấp nhận giá (price taking) sao cho đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn về Cạnh tranh hoàn hảo, CFOViet đưa ra một số ví dụ sau đây:

1.Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay có phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay không ?

Trả lời: Không
Lý do: Có vài doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối chiếm thị phần rất lớn, chẳng hạn như Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro cộng lại là chiếm hơn 80% thị phần, trong đó riêng Petrolimex hiện chiếm hơn 60%. Chiếu theo Luật Cạnh tranh thì Petrolimex đang thống lĩnh thị trường xăng dầu.

canh-tranh-hoan-hao-la-gi

2.Thị trường viễn thông Việt Nam có phải là cạnh tranh hoàn hảo hay không?

Trả lời: Trước đây là Không, còn bây giờ là Có
Lý do: Trước đây chỉ có một mình VNPT kinh doanh viễn thông, giá cả do VNPT toàn quyền quyết định. Sau khi có nhiều đối thủ cạnh tranh như Viettel, FPT Telecom,… tham gia thị trương thì ngay lập tức giá cước do thị trường quyết định. Các doanh nghiệp cạnh tranh thi nhau khuyến mãi, giảm giá để kích cầu, khiến VNPT phải điều chỉnh giá (price taking) cho phù hợp hơn.

3.Thị trường Ngân hàng Việt Nam có cạnh tranh hoàn hảo hay không ?

Trả lời: Rất “mong manh” giữa Có và Không
Lý do: Các chủ thể luôn tìm cách chi phối thị trường bằng độc quyền, thôn tính; đầu cơ tạo ra cung, cầu giả để kiếm lời; che giấu thông tin để hưởng lợi thế.
Theo lý thuyết “bàn tay vô hình” thì khi cung và cầu vốn gặp nhau sẽ hình thành lãi suất cân bằng nhưng điều này chỉ đúng khi thị trường thực sự cạnh tranh hoàn hảo, còn hiện tại, dường như chúng chỉ là lý thuyết.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết Ứng xử thế nào với tự do hóa lãi suất? của VnEconomy.

Kết luận:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo giúp phát huy tính đa dạng của sản phẩm, tính năng động của doanh nghiệp và mang lại kết quả có lợi cho toàn xã hội.

Giải Nobel Kinh tế 2007 được trao cho 3 giáo sư của nước Mỹ, với nội dung “Lý thuyết phác thảo cơ chế (Mechanism design theory)” cũng có đề cập đến Cạnh tranh hoàn hảo như sau:
“Một thị trường mang lại hiệu quả đầy đủ nhất chỉ trong những điều kiện rất nghiêm ngặt (phi thực tế) chẳng hạn như, cạnh tranh hoàn hảo, thông tin tự do, hàng hoá cá nhân và vắng mặt các tác động của môi trường đối với sản xuất và tiêu dùng.” (VnEconomy dịch)
Theo CFOViet.com

Nhớ Download Tài Liệu Chứng Khoán về đọc thêm